Trong thời đại của sự phát triển bền vững, các doanh nghiệp trên khắp thế giới đang tập trung vào việc tích hợp các tiêu chuẩn và chuẩn mực về môi trường, xã hội và quản lý (ESG) vào hoạt động kinh doanh của họ
Dưới đây là sáu tiêu chuẩn quan trọng mà các doanh nghiệp nên biết về để đảm bảo sự bền vững trong tương lai.
-
EU CSRD (ESRS)
: Đồng bộ báo cáo bền vững với tiêu chuẩn tài chính- Chủ đề: Báo cáo Bền vững và Môi trường
- Tham gia: Hơn 50.000 doanh nghiệp
- Yêu cầu đối với: Các công ty EU có từ 250 nhân viên trở lên hoặc niêm yết công khai
- Hiệu lực từ ngày: 1 tháng 1 năm 2024
- Mô tả: EU CSRD mở rộng việc báo cáo bền vững bắt buộc cho các công ty EU, hướng đến việc sử dụng tiêu chuẩn chung và liên quan đến tài chính.
-
ISSB (IFRS): Định dạng toàn cầu cho báo cáo bền vững và về biến đổi khí hậu
- Chủ đề: Kế toán Bền vững tổng quát, Rủi ro và Cơ hội
- Phù hợp cho: Các doanh nghiệp vừa và lớn
- Các bên liên quan: Nhà đầu tư, Giám đốc tài chính, Bộ phận tài chính
- Hiệu lực từ ngày: 1 tháng 1 năm 2025
- Mô tả: Tiêu chuẩn công bố Bền vững của IFRS do ISSB cung cấp một khung toàn cầu, kết nối báo cáo bền vững với báo cáo tài chính.
-
TCFD: Hướng dẫn công bố rủi ro tài chính liên quan đến Môi trường, Xã hội và Quản lý
- Tham gia: Hơn 2.600 tổ chức ủng hộ
- Phù hợp cho: Các doanh nghiệp lớn
- Mục tiêu: Tích hợp vào tiêu chuẩn ISSB vào năm 2024
- Mô tả: TCFD hướng dẫn các công ty công bố rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu, ngày càng được sử dụng trong lĩnh vực tài chính, được ủng hộ bởi SEC, FCA, NAIC và SGX.
4. CDP
Chủ đề: Khí hậu, Chuỗi cung ứng, Rừng, Nước
Tham gia: 23.000 doanh nghiệp
Phù hợp cho: Các doanh nghiệp vừa và lớn
Mô tả: CDP quản lý một hệ thống công bố môi trường toàn cầu, với các công ty tiết lộ thông qua các câu hỏi về biến đổi khí hậu, rừng và an ninh nước.
5. GRI (Global Reporting Initiative)
Chủ đề: Tổng quát
Tham gia: Khoảng 10.000 tổ chức
Phù hợp cho: Mọi loại tổ chức
Mô tả: GRI đã tạo ra các tiêu chuẩn đo lường tác động bền vững và xã hội toàn cầu đầu tiên, bao gồm khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội ;giúp các tổ chức hiểu và báo cáo về tác động của họ một cách có thể so sánh và đáng tin cậy, từ đó tăng cường tính minh bạch về đóng góp của họ cho phát triển bền vững.
6. SASB (Value Reporting Foundation)
Chủ đề: Rủi ro tài chính liên quan đến ESG
Tham gia: Khoảng 800 doanh nghiệp
Phù hợp cho: Các doanh nghiệp lớn
Mô tả: SASB cung cấp tiêu chuẩn công bố về môi trường xã hội và quản lý phi tài chính, giúp các doanh nghiệp tích hợp thông tin về rủi ro tài chính liên quan đến ESG vào báo cáo tài chính.
Nhận xét:
Danh mục các tiêu chuẩn và hướng dẫn báo cáo ESG; rất phức tạp, tuy nhiên có một số điểm cần chú ý: – Sự quan tâm và dồn nguồn lực cho ESG, từ các khu vực, quốc gia, tổ chức – Xu hướng tích hợp, hướng đến một hoặc một vài tiêu chuẩn, hướng dẫn chung – Khi lựa chọn tiêu chuẩn, chuẩn mực; cần chú ý đến các yêu cầu về báo cáo ESG từ các bên; từ đó lựa chọn chuẩn mực báo cáo phù hợp – Xu hướng gia tăng các chuẩn mực liên quan đến Biology (đa dạng sinh học), điển hình là TNFD – Một số quốc gia có chuẩn mực báo cáo riêng, thường do Sở giao dịch chứng khoán ban hành, áp dụng cho các công ty niêm yết
Ông Phạm Quốc Hưng là một chuyên gia đánh giá ESG; quan tâm tới các khuôn khổ quản lý ESG; việc xây dựng chính sách, chiến lược, mục tiêu ESG, báo cáo ESG (GRI / TCFD / IR), dữ liệu ESG, các công cụ ESG; và các vấn đề ESG như phát thải khí nhà kính, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), hệ thống quản lý QHSE.