5 BỘ KHUNG QUẢN TRỊ – QUẢN LÝ RỦI RO CẤP TÍN DỤNG XANH CẦN THIẾT TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

Estimated read time 8 min read

Trong giai đoạn 2021 – 2030 và hướng tới năm 2050, ngành Ngân hàng tập trung triển khai ban hành quy định khuyến khích các TCTD tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án thuộc danh mục phân loại xanh; hướng dẫn quản lí rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng… NHNN tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD tập trung bố trí nguồn vốn phù hợp để cho vay ưu đãi, khuyến khích chủ đầu tư thực hiện dự án thuộc danh mục phân loại xanh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh; phát hành trái phiếu xanh phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ các TCTD tiếp nhận nguồn vốn viện trợ, cho vay ưu đãi nước ngoài để tài trợ cho dự án thuộc danh mục phân loại xanh; nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. (Thời báo Ngân hàng ngày 05/05/2024).

Tiêu chuẩn bền vững hiện được xem là một trong những vấn đề cấp bách nhất của thời đại. Ngày càng nhiều tổ chức tài chính áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG: Environmental – Social – Governance) vào hoạt động thực tiễn của mình để hướng tới thông điệp chung tay vì sự phát triển bền vững. Theo nghiên cứu của Tổ chức DARA International, Việt Nam là quốc gia có thể chịu tổn thất khoảng 15 tỉ USD/năm do biến đổi khí hậu, tương đương khoảng 5% GDP. Việc áp dụng các tiêu chí ESG là giải pháp để ngành Ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, cũng như nâng cao uy tín, vị thế của mình cả trong nước và quốc tế.

Việt Nam hiện được đánh giá là một trong 38 thị trường đang phát triển có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực thúc đẩy ngành tài chính – ngân hàng hướng tới phát triển bền vững và được xếp vào nhóm các quốc gia trong giai đoạn triển khai Ma trận tiến bộ của Mạng lưới ngân hàng bền vững (SBN); xếp thứ hạng cao so với các nước châu Á và toàn cầu trong các chính sách liên quan đến đóng góp quốc gia tự quyết NDCs.

Giai đoạn 2017 – 2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm. Tính đến ngày 30/9/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt hơn 564 nghìn tỉ đồng, chiếm tỉ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong số 12 lĩnh vực xanh NHNN hướng dẫn các TCTD cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm gần 45%) và nông nghiệp xanh (hơn 30%). (Theo Thời báo Ngân hàng)

Tuy nhiên những khó khăn – thách thức về Nhân sự chất lượng cao ESG có trình độ Chuẩn Quốc tế áp dụng vào Chuyển đổi ESG trong Ngân hàng vẫn là yếu tố then chốt. Cùng với đó, một số Ngân hàng vẫn chưa triển khai được Bộ Khung Quản trị – Quản lý rủi ro cấp tín dụng Xanh. Bao gồm:

  1. Khung xác định các yếu tố Xanh trong quy trình xây dựng sản phẩm tín dụng Xanh
  2. Khung xác định đối tượng khách hàng Xanh với “Bộ tiêu chí đánh giá mức độ trưởng thành ESG”.
  3. Khung xác định – đánh giá quy trình thẩm định Tín dụng Xanh
  4. Khung xác định đánh giá rủi ro cấp tín dụng
  5. Khung đánh giá quá trình Khách hàng áp dụng sản phẩm tín dụng Ngân hàng vào các hoạt động sản xuất có thực sự đảm bảo các yếu tố Phát triển bền vững.

Tại VietESG, với đội ngũ Chuyên gia ESG được tổ chức ESG EFFAS công nhận, đồng thời có kinh nghiệm trong việc Quản lý rủi ro và Xây dựng Sản phẩm Tín dụng trong Ngành Ngân hàng. Sau một thời gian dài nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn qua quá trình Đào tạo và Tư vấn cho các Ngân hàng tại Việt Nam, VietESG chính thức ra mắt “Khung Quản trị  – Quản lý rủi ro cấp tín dụng Xanh” – Ứng dụng Ngành Ngân hàng, với mong muốn đồng hành cùng các Ngân hàng TMCP trong việc chuyển đổi ESG, thông qua việc:

  • Cung cấp tới các Ngân hàng: Khung Quản trị – Quản lý rủi ro cấp tín dụng Xanh.
  • Tư vấn/Đào tạo Đội ngũ Nhân sự Ngân hàng trong việc các Bộ khung Quản trị – Quản lý rủi ro cấp tín dụng Xanh.

Với mục tiêu áp dụng ESG trong ngành Ngân hàng, kênh truyền dẫn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế, đang được xem là một trong những xu hướng trên thế giới, trực tiếp và gián tiếp đóng góp quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu mà Ngân hàng Nhà nước đã đề ra.

Chi tiết xin liên hệ: Bà Nguyễn Quỳnh Hoa – Giám đốc Điều hành VietESG – SĐT 0977064965

Email: quynhhoa@vietesg.com

Website: Vietesg.com

Fanpage: Vietesg

You May Also Like

More From Author

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận