THỰC HIỆN BÁO CÁO ESG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

Estimated read time 26 min read

1. Các chuẩn mực báo cáo ESG

1.1 Thực tế xu hướng làm báo cáo ESG thế giới

Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Báo cáo ESG giúp công bố các chỉ số và các thông tin về phát triển bền vững hiệu quả đến các bên hữu quan. Công bố thông tin về PTBV hiệu quả và minh bạch là điều mà các nhà đầu tư luôn tìm kiếm ở các doanh nghiệp khi xem xét cho danh mục đầu tư của mình.

Lợi ích của báo cáo ESG:

  • Giúp tổ chức tăng cường sự minh bạch và tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư và các bên liên quan.
  • Giúp tổ chức tăng cường quản lý rủi ro và cơ hội liên quan đến tác động môi trường và xã hội.
  • Giúp tổ chức thu hút các nhà đầu tư bền vững.

Để có cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu về các tiêu chuẩn, khung triển khai ESG theo thông lệ thế giới, từ đó đánh giá và đề xuất các khung, tiêu chuẩn ESG phù hợp cho Việt Nam, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu và tổng hợp danh mục các khung triển khai và khung báo cáo ESG phổ biến, cụ thể như sau: 

1.2 Các chuẩn mực báo cáo ESG phổ biến trên thế giới là:

  1. GRI – The Global Reporting Initiative
  2. CDP –  The Carbon Disclosure Project
  3. SASB –  The Sustainable Accounting Standards Boars
  4. IR – The Integrated Reporting
  5. TCFD –  The Task Force on Climate-related Financial Disclosures

Nội dung cụ thể:

  1. GRI – The Global Reporting Initiative

Đây là bộ tiêu chuẩn báo cáo ESG được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Bộ tiêu chuẩn GRI bao gồm: 3 chuẩn mực toàn cầu (Universal Standards) áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp; 33 chuẩn mực liên quan đến các nội dung cụ thể và được chia làm ba nhóm: Kinh tế, Môi trường, Xã hội. 

GRI cung cấp một khung báo cáo bền vững toàn diện bao gồm nhiều chủ đề, bao gồm quản trị, tác động môi trường, trách nhiệm xã hội và hiệu quả kinh doanh.

Theo thống kê, gần 1/3 trong số 250 công ty lớn nhất thế giới; và 2/3 trong số 100 công ty Nasdaq-100 sử dụng bộ tiêu chuẩn báo cáo GRI.

  • CDP –  The Carbon Disclosure Project

Báo cáo Công bố Carbon (CDP) là bộ khung tiêu chuẩn về báo cáo phát triển bền vững môi trường lâu đời và được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, tập trung vào phát triển bền vững ở khía cạnh môi trường và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến môi trường

Theo thống kê, năm 2021, hơn 13,000 tổ chức từ hơn 1,100 thành phố, địa phương và khu vực – chiếm tỷ trọng hơn 64% thị phần tài chính toàn cầu – công bố báo cáo dữ liệu phát triển bền vững môi trường, dựa trên CDP

  • SASB –  The Sustainable Accounting Standards Boars

Bộ khung báo cáo SASB tập trung vào các khía cạnh ESG liên quan trực tiếp đến tình hình tài chính của các tổ chức; trong đó bao gồm hơn 77 tiêu chuẩn thành phần cho các ngành khác nhau. SASB cung cấp các tiêu chuẩn cho các ngành công nghiệp cụ thể, giúp các doanh nghiệp đánh giá và báo cáo các yếu tố ESG liên quan đến ngành.

Theo thống kê, hơn một nửa các công ty S&P Global-1200-index áp dụng bộ khung báo cáo SASB.

  • IR – The Integrated Reporting

Bộ chuẩn mực Báo cáo Tích hợp (IR) là một khung tiêu chuẩn được sử dụng để giúp các tổ chức đánh giá và báo cáo các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến môi trường.

Bộ khung báo cáo tích hợp IR mang đến một cách nhìn tổng thể, bao gồm 06 yếu tố chính: tài chính, sản xuất, nhân sự, quan hệ xã hội, tài sản trí tuệ và các vấn đề tự nhiên, môi trường. Theo thống kê, hơn 2500 tổ chức, công ty trên thế giới sử dụng bộ khung báo cáo tích hợp IR.

  • TCFD –  The Task Force on Climate-related Financial Disclosures

Tiêu chuẩn báo cáo tài chính liên quan đến khí hậu (TCFD) là một khung tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá và báo cáo các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến môi trường.

Đây là bộ khung báo cáo tập trung vào các khía cạnh tài chính có liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu. TCFD đưa ra 04 hạng mục chính được khuyến nghị trình bày trong báo cáo, bao gồm:

  • Quản trị: mô tả cấu trúc và vai trò của ban điều hành trong việc quản lý rủi ro (giám sát, đánh giá, quản lý…).
  • Chiến lược: công bố các rủi ro khí hậu và tác động của chúng với kế hoạch kinh doanh của tổ chức, nếu ảnh hưởng xấu cần mô tả khả năng phục hồi.
  • Quản lý rủi ro: thông tin cách doanh nghiệp xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro biến đổi khí hậu.
  • Các chỉ số và mục tiêu: chia sẻ những loại chỉ số/mục tiêu nào được sử dụng để giám sát và nhận diện rủi ro 1.

Theo thống kê, hơn 3,000 tổ chức từ hơn 120 quốc gia; có tổng vốn hóa thị trường  27.2 nghìn tỷ USD; thực hiện báo cáo theo khung TCFD.

2. Phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng của các chuẩn mực báo cáo ESG

Để có cơ sở đánh giá bộ khung phù hợp để triển khai tại Việt Nam, đặc biệt là triển khai trong ngành Tài chính – Ngân hàng, nhóm tác giả thực hiện tổng hợp và phân loại các bộ khung, tiêu chuẩn nêu trên theo các khía cạnh, bao gồm mục tiêu và đối tượng xây dựng, triển khai, sử dụng – cụ thể dưới đây:

STTKhung/Tiêu chuẩnMục tiêu, nội dung báo cáoLợi ích, ưu điểmĐối tượng sử dụng báo cáo
1.GRI – The Global Reporting InitiativeBộ chuẩn mực báo cáo toàn cầu (GRI) được thiết kế để giúp các tổ chức đánh giá và báo cáo các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,Đặc biệt, GRI tập trung sâu vào tính minh bạch (Transparency) và tính trọng yếu (Materiality); đặc biệt là liên quan đến các vấn đề xã hội (Social issues)Cung cấp nền tảng cho việc phát triển các chiến lược và hoạt động liên quan đến tính bền vững. Hỗ trợ việc mục tiêu, đo lường hiệu suất và quản lý thay đổi.Các nhà đầu tưKhách hàngCác bên quan tâm khác
2. SASB –  The Sustainable Accounting Standards BoarsNội dung: báo cáo tích hợp, bao gồm các thông tin về tài chính, kế toán; Mục tiêu: đánh giá và báo cáo các yếu tố tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tính bền vữngHỗ trợ đánh giá và báo cáo các yếu tố ESG liên quan đến ngành một cách chính xác và minh bạchCung cấp thông tin về các chỉ số tài chính quan trọng Chuẩn hóa ngôn ngữ kế toán, giúp nhà đầu tư dễ dàng đọc, hiểu và so sánh tình hình tài chínhCác nhà đầu tưCác cơ quan quản lý nhà nước
3. CDP –  The Carbon Disclosure ProjectPhát thải CarbonSử dụng Nước và Khai thác RừngĐo lường và giảm thiểu tác động môi trường.Xác định tiết kiệm chi phí.Xác định rủi ro và cơ hội, bao gồm cơ hội thực hiện các giải pháp giảm phát thải carbonThể hiện sự minh bạch về bảo vệ môi trường.Các nhà đầu tư;Bản thân công ty, tổ chức;Các công ty, tổ chức nằm trong chuỗi cung ứng (supply chains) của tổ chức
4. IR – The Integrated ReportingCác vấn đề được báo cáo bao gồm các nhóm:Môi trườngXã hộiQuản trịTài chínhCung cấp một cách tiếp cận tích hợp để báo cáo các thông tin về tài chính và phi tài chính.Giúp các tổ chức đánh giá và báo cáo các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến môi trường.Tạo ra một báo cáo toàn diện hơn về các yếu tố tài chính và phi tài chính của doanh nghiệpGiúp các tổ chức đưa ra quyết định tốt hơn về việc đầu tư và phát triển bền vữngCác nhà đầu tưKhách hàngCác bên quan tâm khác 
5.TCFD –  The Task Force on Climate-related Financial DisclosuresCác khía cạnh tài chính có liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu; tập trung vào việc giảm thiểu tác hại đến biến đổi khí hậu toàn cầu một cách hiệu quả.Hỗ trợ các tổ chức làm rõ các khía cạnh về yếu tố E – môi trường trong bộ 3 tiêu chuẩn ESG.Cung cấp cơ sở để đánh giá, định lượng các khía cạnh môi trường, bao gồm phát thải khí nhà kínhCác nhà đầu tưTổ chức, cá nhân cho vayCác công ty bảo hiểm. 

3. Thực tế áp dụng các chuẩn mực báo cáo ESG trên thế giới

Thông tin về việc triển khai các bộ khung báo cáo tại các quốc gia trên thế giới:

– Theo KPMG (2022), GRI, TCFD là các chuẩn mực được sử dụng trong báo cáo phát triển bền vững.

– GRI vẫn là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất trên khắp thế giới;

– Một số quốc gia ưu tiên việc sử dụng bộ chuẩn mực báo cáo do Cơ quan quản lý chứng khoán quốc gia đó ban hành (Stock Exchange Guide);

– Việc áp dụng TCFD trên thế giới tăng gần gấp đôi sau 2 năm, đạt 61% trong số G250 với báo cáo ngày càng tập trung về các rủi ro liên quan đến khí hậu.

TCFD đang dần trở thành khung ESG bắt buộc cho các doanh nghiệp và hiện đã được luật hóa ở các quốc gia Mỹ, Anh, Úc. 

  1. Thông lệ quốc tế về báo cáo ESG trong ngành Tài chính Ngân hàng
  1. Báo cáo theo khung GRI

Riêng đối với ngành tài chính ngân hàng, GRI đã có kế xây dựng Tiêu chuẩn báo cáo cho các lĩnh vực Ngân hàng, Thị trường vốn và Bảo hiểm; và dự kiến đưa ra Dự thảo khung tiêu chuẩn cho ngành Ngân hàng vào Quý 04/2024

  • Báo cáo theo khung TCFD

TCFD khuyến nghị áp dụng chuẩn mực và khung báo cáo của họ cho các tổ chức thuộc khu vực tài chính, bao gồm cả ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty quản lý tài sản.

TCFD đã phát triển bốn phương pháp có thể áp dụng rộng rãi khuyến nghị về tài chính liên quan đến khí hậu công bố thông tin áp dụng cho các tổ chức ở các ngành và khu vực khác nhau. Khung này được thiết kế để giúp các công ty xác định và tiết lộ thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, cho vay và các nhà bảo hiểm trong việc hiểu rõ tiềm năng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hoạt động kinh doanh. 

Đặc biệt, tại Úc, đây là khung ESG được ưu tiên áp dụng để chấm điểm và xếp hạng các tổ chức trên thị trường chứng khoán. Những tổ chức có điểm cao sẽ tăng được xếp hạng tín nhiệm và kết quả trái phiếu trong thị trường chứng khoán.

  • Đề xuất triển khai chuẩn mực báo cáo ESG cho ngành ngân hàng Việt Nam

Căn cứ kết quả về 02 khuôn khổ báo cáo ESG được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới là GRI và TCFD; kết quả so sánh hai khung chuẩn mực báo cáo này – với mục đích xác định khung báo cáo phù hợp với ngành tài chính ngân hàng, cụ thể như sau:

So sánh hai chuẩn mực báo cáo GRI và TCFD       ứng dụng cho các Ngân hàng trong việc lập báo cáo ESG
 Chuẩn mực GRIChuẩn mực TCFD 
Ưu điểm• Bao quát toàn diện tất cả các khía cạnh ESG (môi trường, xã hội và quản trị) •Khuôn khổ được thiết lập tốt và được công nhận rộng rãi • Cách tiếp cận linh hoạt cho phép tùy chỉnh cho các lĩnh vực cụ thể • Bổ sung ngành tài chính đề cập cụ thể đến các mối quan ngại về ngân hàng (2024)• Tập trung mạnh mẽ vào các rủi ro và cơ hội tài chính liên quan đến khí hậu • Rất phù hợp với những mối quan tâm về tính bền vững hiện nay • Cung cấp hướng dẫn rõ ràng về khuyến nghị công bố thông tin • Dễ dàng tích hợp với báo cáo tài chính hiện có 
Nhược điểm• Cần thêm các nội dung báo cáo thông tin chi tiết liên quan đến khí hậu • Ít tập trung hơn vào các rủi ro và cơ hội liên quan đến khí hậu• Phạm vi hạn chế, chỉ giải quyết các khía cạnh môi trường của ESG • Nhìn chung kém toàn diện hơn so với GRI 

Kết luận về việc lựa chọn chuẩn mực báo cáo

  • Nếu mối quan tâm hàng đầu là báo cáo ESG toàn diện thì GRI là lựa chọn tốt hơn.
    • Nếu ưu tiên các rủi ro và cơ hội về khí hậu, TCFD sẽ hiệu quả hơn.
  • Khi lập báo cáo ESG, cần xem xét những nội dung mà các bên liên quan của tổ chức (ví dụ: nhà đầu tư, cơ quan quản lý, tổ chức phi chính phủ, khách hàng) đánh giá cao. 
    • GRI được công nhận rộng rãi trên thế giới
    • TCFD phù hợp với những lo ngại và mối quan tâm ngày càng tăng của các bên liên quan về khí hậu.
  • Thực hiện báo cáo: 
    • Nếu tổ chức chưa quen thuộc với báo cáo ESG, GRI sẽ cung cấp một khung có cấu trúc và toàn diện về các vấn đề ESG
    • Nếu tổ chức đã có báo cáo về rủi ro khí hậu hoặc báo cáo phát triển bền vững trước đó; TCFD có thể phù hợp hơn vì có thể triển khai trên cơ sở và nền tảng của báo cáo đã có sẵn.
    • Tổ chức có thể sử dụng Phương pháp lai (hybrid) giữa hai loại chuẩn mực nêu trên để kết hợp điểm mạnh của cả hai khung: Sử dụng TCFD để công bố thông tin về khí hậu và bổ sung nó bằng các chỉ số GRI có liên quan từ bản bổ sung ngành tài chính (dự kiến sẽ công bố vào nă 2024) và các tiêu chuẩn dành riêng cho ngành.

Căn cứ các phân tích, đánh giá về các khung báo cáo nêu trên; đề xuất lựa chọn thí điểm triển khai khung báo cáo TCFD, vì các lý do sau:

  • TCFD khuyến nghị áp dụng chuẩn mực và khung báo cáo của họ cho các tổ chức thuộc khu vực tài chính, bao gồm cả ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty quản lý tài sản.
  • TCFD đang dần trở thành khung ESG bắt buộc cho các doanh nghiệp và hiện đã được luật hóa ở các quốc gia Mỹ, Anh, Úc. 
  • Ngoài ngành Ngân hàng, TCFD có thể được sử dụng để chấm điểm các tổ chức trên thị trường chứng khoán. Những tổ chức có điểm cao sẽ tăng được xếp hạng tín nhiệm và kết quả trái phiếu trong thị trường chứng khoán.
  • TCFD làm rõ các khía cạnh tài chính có liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu; tập trung vào việc giảm thiểu tác hại đến biến đổi khí hậu toàn cầu một cách hiệu quả.
  • Chuẩn mực báo cáo TCFD có thể là một lựa chọn phù hợp cho các ngân hàng trong việc lập báo cáo ESG vì nó tập trung vào các yếu tố khác nhau liên quan đến môi trường và các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu; đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang rất quan tâm đến biến đổi khí hậu cũng như lộ trình thực hiện cam kết Net Zero 2050. 

D. KẾT LUẬN

Có thể nhận thấy, mối liên hệ bền chặt trong việc áp dụng tiêu chí ESG tại Việt Nam, cụ thể trong ngành Ngân hàng giai đoạn mới (từ nay đến 2030) rất cần có sự chỉ đạo, ban hành sát sao cụ thể tư Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước tới các Ngân hàng trong đó có Ngân hàng TMCP, và các Khách hàng có liên quan. 

Với những hành động tích cực đó sẽ giúp ngành Ngân hàng khắc phục được các thách thức và đưa mục tiêu ESG trở thành mục tiêu trọng tâm trong chiến lược phát triển giai đoạn mới. Với chiến lược có chủ đích và nỗ lực phối hợp, các ngân hàng có thể vượt qua những trở ngại để hoàn toàn tích hợp các yếu tố ESG như một ưu tiên cốt lõi trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020.

2. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết 

một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

3. Thông tư số 17/2022/TT-NHNN ngày 23/12/2022 của Thống đốc NHNN hướng 

dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4. Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê 

duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050.

5. Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 -2030.

6. Quyết định số 1731/QĐ-NHNN ngày 31/8/2018 của Thống đốc NHNN ban hành 

Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 của Thống đốc NHNN về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam; Quyết định số 1408/QĐ-NHNN ngày 26/7/2023 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 và Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

7. Tài liệu hội thảo tín dụng xanh, Việt Nam không thể chậm chân với Net Zezo do 

Báo Lao động tổ chức.

8. Triển khai theo giai đoạn để đạt được các mục tiêu ESG (EY)

10. Báo cáo mới của Nhóm Ngân hàng Thế giới đề xuất lộ trình để Việt Nam …. (https://www.worldbank.org)

11.  Hướng dẫn triển khai: Hội nhập về Môi trường, Xã hội và Quản trị (https://vietnam.panda.org)

12. Chiến lược phát triển bền vững của ngành ngân hàng (https://sti.vista.gov.vn)

13. Các ngân hàng Việt Nam có thể nắm bắt được cơ hội từ trái phiếu xanh không?. (Mckinsey)

14. Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022. (PwC)

15.  ESG Resource Center | Thomson Reuters. 

16. 2022 ESG Report: A year of impact | McKinsey. 

17. ESG Report Examples to Get You Started With Your Own – Perillon.

18. ESG, strategy, and the long vỉew (KPMG).

Theo Chuyên gia ESG Phạm Quốc Hưng

You May Also Like

More From Author

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận