Trong thời đại của sự phát triển bền vững, các doanh nghiệp trên khắp thế giới đang tập trung vào việc tích hợp các tiêu chuẩn và chuẩn mực về môi trường, xã hội và quản lý (ESG) vào hoạt động kinh doanh của họ. Dưới đây là các thông tin đáng chú ý về thị trường tín chỉ Các Bon
- Tín chỉ Các Bon là gì?
- Tín chỉ Các Bon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí CO2 tương đương.
- Tấn CO2 tương đương là khối lượng của các khí nhà kính được quy đổi thành tấn CO2 theo hệ số làm nóng lên toàn cầu của các khí nhà kính đó.
- Cơ chế trao đổi và bù trừ tín chỉ Các Bon liên quan đến việc đăng ký, triển khai các chương trình, dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ Các Bon theo các phương pháp được quốc tế hoặc Việt Nam công nhận. Tín chỉ Các Bon từ các chương trình, dự án được trao đổi trên thị trường Các Bon hoặc bù cho lượng phát thải khí nhà kính vượt quá hạn ngạch được phân bổ.
- Thị trường Các Bon tại Việt Nam:
- Việt Nam đang từng bước hướng tới phát triển thị trường Các Bon, biến CO2 thành hàng hóa là một trong những giải pháp để huy động nguồn lực cho công tác bảo vệ và phát triển môi trường.
- Thị trường mua bán tín chỉ Các Bon đang dần nóng lên ở Việt Nam, đặc biệt sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT):
- Bộ TNMT thực hiện việc phân bổ hạn nghạch phát thải dựa vào kết quả các báo cáo kiểm kê do các công ty và ngành submit lên.
- Việc thẩm định kết quả các báo cáo này và cơ chế phân bổ hạn ngạch tuân theo NĐ 06/2022-CP tại Điều 10, 11, 12.
- Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ TNMT:
- Chủ quản về quản lý các yêu cầu bắt buộc liên quan đến cắt giảm khí nhà kính.
- Bên thứ ba (third party):
- Tham gia dưới hai vai trò: thẩm định (verify) và trading brokers.
- Trading Brokers:
- Xuất hiện một nghề mới/vai trò mới, thực hiện việc trading và báo cáo
Ông Phạm Quốc Hưng là một chuyên gia đánh giá ESG; quan tâm tới các khuôn khổ quản lý ESG; việc xây dựng chính sách, chiến lược, mục tiêu ESG, báo cáo ESG (GRI / TCFD / IR), dữ liệu ESG, các công cụ ESG; và các vấn đề ESG như phát thải khí nhà kính, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), hệ thống quản lý QHSE.