ESG VỚI NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Estimated read time 17 min read

Trong giai đoạn mới, các ngân hàng thương mại đang tập trung vào các mục tiêu môi trường, xã hội và quản trị (ESG) để thu hút nguồn vốn xanh, nguồn vốn xã hội và nguồn vốn bền vững để thực hiện cấp tín dụng xanh, xã hội bền vững; và cải thiện xếp hạng môi trường, xã hội và quản trị (ESG) là hai trong số nhiều mục tiêu rất cụ thể của nhiều ngân hàng thương mại nhằm gia tăng trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường ¹. Các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị công ty (ESG) đang và sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo giúp định hình công cuộc số hoá của hoạt động ngân hàng trong thập kỷ tới . Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tăng trưởng xanh với cơ chế khuyến khích đầu tư vào các dự án thân thiện môi trường, các ngân hàng trở thành ngân hàng xanh.

  1. KHÁI QUÁT VỀ ESG

ESG (Environmental, Social và Governance) là một hệ thống giúp đo lường những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của một tổ chức và giúp xây dựng nền tài chính bền vững. Thực thi ESG trong hoạt động Ngân hàng hiện đang là một trong những xu hướng trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. 

ESG bao gồm một bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp trong quá trình vận hành của tổ chức. ESG đóng vai trò như kim chỉ nam giúp các bên liên quan hiểu rõ cách thức doanh nghiệp quản lý các rủi ro cũng như cơ hội ở ba khía cạnh này: 

Environmental (Môi trường): Năng lượng mà doanh nghiệp sử dụng và lượng rác thải ra hay lượng tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho quá trình vận hành doanh nghiệp.

Social (Xã hội): Các mối quan hệ và danh tiếng được củng cố thông qua các giao dịch kinh doanh của bạn tại các cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động.

Governance (Quản trị): Cơ chế giám sát bao gồm các hoạt động kiểm soát, quy trình và thông lệ cần thiết để quản trị doanh nghiệp và đưa ra các quyết định hiệu quả vì lợi ích chung của doanh nghiệp.

  • TRIỂN KHAI ESG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 
  1. ESG đối với nghành Tài chính Ngân hàng Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí

hậu với mức thiệt hại ước tính khoảng 523 tỷ USD, tương đương 14.5% GDP đến năm 2050.

Vì vậy, xây dựng nền tài chính xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững. Ngoài

ra, nền tài chính xanh mở ra những cơ hội mới đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích cho chính các doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 đã thể hiện cam kết của Việt Nam đối với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Luật Bảo vệ môi trường đặt ra khuôn khổ để NHNN triển khai các chính sách liên quan nhằm bảo vệ môi trường thông qua dòng vốn đầu tư.

Ngành Ngân hàng Việt Nam có vai trò dẫn dắt nền Kinh tế qua các hoạt động: Cung cấp, điều phối nguồn vốn dựa trên quy trình thẩm định rủi ro tín  dụng. Đối với các Doanh nghiệp là khách hàng của các Ngân hàng, ESG cẩn được thực thi để thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững, theo yêu cầu và tiêu chuẩn mới của Thế Giới. 

Việc doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng tìm cách xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn ESG sẽ có được những lợi ích và cơ hội thị trường lớn vì giai đoạn từ nay đến năm 2030. Việc triển khai ESG là xu hướng tất yếu trên thị trường quốc tế để đảm bảo hiệu quả an toàn và lành mạnh cho các TCTD trước những rủi ro liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu; gia tăng sự đóng góp của các tổ chức tín dụng đối với chiến lược tăng trưởng xanh của mỗi quốc gia.

Qua đó, Sổ Tay Ngân hàng của NHNN ban hành năm 2018: Đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 10 ngành kinh tế trong hoạt động cấp tín dụng. Đây được xem là bước đi đầu tiên trong tiến trình tích hợp các tiêu chí ESG vào hoạt động của ngành Ngân hàng. Ngày 23/12/2022, Thống đốc NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 17/2022/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quản lí rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; cho thấy nỗ lực đáng kể của NHNN trong quá trình hội nhập vào xu thế chuyển đổi ESG của các ngân hàng trung ương trong khu vực.

  • Khó khăn và Thách thức của Ngân hàng trong việc áp dụng ESG

Thách thức đối với các Ngân hàng bao gồm: Đạt được sự cân bằng phù hợp: Dự đoán đầy đủ các rủi ro liên quan Chuyển chiến lược ESG vào hệ sinh thái của doanh nghiệp; Điều chỉnh việc quản lý các bên liên quan và phổ biến kiến thức về ESG trong nội bộ; Thực hiện và truyền thông về các cam kết ESG; Tích hợp ESG vào thông lệ quản lý rủi ro hiện hữu; Thu thập, quản lý và sử dụng dữ 1 liệu ESG để lập mô hình rủi ro.

Các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam không nằm ngoài xu thế Phát triển bền vững thông qua ESG, bởi đây chính là yếu tố cạnh tranh tranh mới cho các Ngân hàng tại Việt Nam nói chung và các Ngân hàng TMCP nói riêng. 

Hiện nay, ESG đối với các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP mới chỉ mới bắt đầu và đối diện với các khó khăn thách thức và đòi hỏi cải cách trong quy trình cấp tín dụng. Các Ngân hàng TMCP cần áp dụng ESG vào hoạt động cốt lõi của Ngân hàng như: Công tác triển khai, thẩm định những tác động môi trường, các rủi ro liên quan đến danh mục đầu tư, quản trị, đánh giá rủi ro ESG, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong các hoạt động ESG.

Để làm được điều đó, các Ngân hàng TMCP cần có những quy trình, quy định mới liên quan đến ESG trong các hoạt động cấp tín dụng; Xây dựng các Phòng, Ban với đội ngũ Nhân sự có nghiệp vụ Ngân hàng và các kiến thức mới về ESG để áp dụng trong quá trình phối hợp làm việc với các Bộ phận khác. Các hoạt động này đòi hỏi thời gian, công sức và đầu tư lớn đến từ phía Ban Lãnh Đạo, Cổ đông của NH TMCP. 

Mặt khác, đến nay quy định về phân loại xanh và xác nhận dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh vẫn chưa được ban hành. Do vậy, chưa có căn cứ cho việc ban hành các văn bản hướng dẫn tương ứng của Ngân hàng Nhà nước, ảnh hưởng đến việc triển khai tại các ngân hàng thương mại. 

Cùng với đó, chính sách hỗ trợ về tài chính cho các hoạt động ngân hàng xanh, phát triển bền vững cần tiếp tục được xây dựng và ban hành với mức khuyến khích đủ lớn.
Để tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nói chung và tổ chức tín dụng nói riêng trong việc tiếp cận và chuyển dịch hoạt động, đóng góp vai trò quan trọng trong mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của quốc gia, các chuyên gia kiến nghị cần hoàn thiện các khung khổ chính sách, hướng dẫn cho hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng xanh, bền vững.
Ngoài ra, xem xét ban hành các chính sách ưu đãi đủ lớn để khuyến khích nhà đầu tư tài trợ vốn cho các dự án xanh, bền vững và khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh thực hành ESG.

  • Những đề xuất và khuyến nghị cần lưu ý trong quá trình triển khai ESG trong Ngân hàng tại Việt Nam

3.1 Đề xuất với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước: 

Dưới góc độ là cơ quan quản lí nhà nước về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ngay từ năm 2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đặt ra vấn đề về ESG trong Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; và mới nhất là Thông tư số 17/2022/TT-NHNN ngày 23/12/2022 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của NHNN đã dần mang tính pháp lí nhiều hơn để phù hợp với quy định của pháp luật, hướng hoạt động của tổ chức tín dụng tiệm cận gần hơn thông lệ quốc tế và ngày càng thể hiện nhiều hơn trách nhiệm của ngành Ngân hàng đối với các vấn đề về xã hội, môi trường.

Tuy nhiên, trong giai đoạn mới, NHNN cần: (i) Ban hành các Khung cơ sở Pháp lý/Form mẫu và bộ tiêu chuẩn ESG – yêu cầu áp dụng với các Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam; (ii) Xây dựng chiến lược ESG và đánh giá rủi ro cho nghành Ngân hàng; Xử lý vấn đề phát sinh liên quan đến “giấy phép con” chưa đúng quy định của Pháp luật với các Doanh nghiệp là Khách hàng của Ngân hàng; (iii) Tổ chức các Hội thảo/Đào tạo/Hướng dẫn cụ thể quá trình chuyển đổi ESG cho các Ngân hàng; (iv) Giải đáp thắc mắc và cùng tháo gỡ khó khăn cho các Ngân hàng trong quá trình áp dụng ESG, thông qua các Hội thảo trao đổi kinh nghiệm. 

3.2 Khuyến nghị Đối với các Ngân hàng TMCP: 

Chính sách hỗ trợ về tài chính cho các hoạt động ngân hàng xanh, triển bền vững cần tiếp tục được xây dựng và ban hành với mức khuyến khích đủ lớn, bởi yếu tố “Bền vững Tài chính” là yêu cầu hàng đầu với các NH TMCP; Xây dựng chiến lược ESG của Ngân hàng và đánh giá rủi ro để đảm bảo tuân thủ quy định về ESG và tạo ra giá trị dài hạn; Thẩm định tín dụng; Xây dựng văn hóa Ngân hàng liên quan đến tiêu chí ESG; 

Thúc đẩy sự bền vững Môi trường và Xã hội thông qua các hoạt động cung cấp các sản phẩm tín dụng “Xanh – Bền vững” . Trong từng sản phẩm, dịch vụ của NH TMCP cần đề cao áp dụng tiêu chí ESG, góp phần thay đổi tích cực đến xã hội và nền kinh tế; Thực hiện những hoạt động lan tỏa trách nhiệm xã hội; Minh bạch và tuân thủ các quy định về ESG. 

3.3 Khuyến nghị đối với các đối tượng Khách hàng của Ngân hàng: 

Nhận thức được tầm quan trọng của xu hướng chuyển đổi kinh doanh, sản xuất theo hướng Bền vững; Xây dựng chiến lược phát triển bền vững áp dụng cho cá nhân doanh nghiệp; Phát triển các nghành nghề Xanh – Bền vững như hoạt động nông nghiệp sạch, năng lượng mặt trời, dịch vụ;…

Tuân thủ và Hợp tác với các Ngân hàng TMCP trong việc minh bạch các yếu tố yêu cầu thuộc bộ tiêu chí ESG; Minh bạch các hoạt động của Doanh nghiệp liên quan đến việc xét duyệt, cung cấp các sản phẩm tín dụng của NH TMCP.

Xây dựng các Phòng Ban có nghiệp vụ về hoạt động Phát triển bền vững; Lan tỏa các hành động nhân văn, trách nhiệm Xã hội từ nội bộ Doanh nghiệp đến Cộng đồng – Xã hội cũng chính là những hành động thiết thực tạo Danh tiếng – Uy tín của Doanh nghiệp, từ đó các Doanh nghiệp này sẽ trở thành Khách hàng uy tín và được ưu tiên trong các hoạt động cung cấp tín dụng của Ngân hàng. 

You May Also Like

More From Author

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận