Vì sao cần có Hệ thống Quản lý Hoạt động Liên tục (BCMs) để Phát triển Bền vững?

Estimated read time 9 min read

Bất kỳ sự cố nào, dù lớn hay nhỏ, tự nhiên, vô tình hoặc cố ý, đều có khả năng gây ra sự gián đoạn lớn đối với hoạt động của tổ chức và khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, việc xây dựng và triển khai BCM trước khi các biến cố xảy ra sẽ cho phép tổ chức tiếp tục hoạt động và kiểm soát mức độ ảnh hưởng cũng như hậu quả của sự cố ở mức độ chấp nhận được. Có thể coi đây là một trong những phần Quản lý rủi ro của Tổ chức/ Doanh nghiệp để đảm bảo Phát triển Bền vững!

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trải qua nhiều sự cố gián đoạn hoạt động lớn, bao gồm:

  1. Đại dịch COVID-19: Đại dịch đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong các hoạt động kinh tế và xã hội. Từ tháng 4/2021 đến tháng 11/2021, Việt Nam ghi nhận gần 1.175.000 ca nhiễm và 24.257 ca tử vong, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế và an sinh xã hội.
  2. Thiên tai và biến đổi khí hậu: Các tác động của biến đổi khí hậu như nhiệt độ và mực nước biển dâng cao đã làm gián đoạn hoạt động kinh tế và suy yếu tăng trưởng.
  3. Sự cố mạng toàn cầu: Vào tháng 7/2024, một sự cố mạng toàn cầu đã gây gián đoạn các chuyến bay, ngừng phát sóng một số đài truyền hình và ảnh hưởng đến các dịch vụ từ ngân hàng đến chăm sóc sức khỏe.
  4. Tấn công mạng vào VNDirect: Ngày 24/3/2024, VNDirect, một trong những công ty môi giới chứng khoán lớn nhất Việt Nam, đã bị tấn công mạng. Cuộc tấn công này đã gây gián đoạn hoạt động của hệ thống trực tuyến của công ty, khiến các nhà đầu tư và đối tác gặp khó khăn trong việc truy cập và thực hiện giao dịch. Sự cố này đã làm dấy lên mối lo ngại về an ninh mạng và khả năng bảo vệ dữ liệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Nhiều công ty và tổ chức chưa nhận thức đầy đủ về những nguy hiểm và tổn thất có thể xảy ra cho đến khi biến cố thực sự xảy ra và dẫn đến tổn thất.

Các ảnh hưởng của sự gián đoạn hoạt động liên tục

Bất kỳ sự cố nào, dù lớn hay nhỏ, tự nhiên, vô tình hoặc cố ý, đều có khả năng gây ra sự gián đoạn lớn đối với hoạt động của tổ chức và khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, việc xây dựng và triển khai BCM trước khi các biến cố xảy ra sẽ cho phép tổ chức tiếp tục hoạt động và kiểm soát mức độ ảnh hưởng cũng như hậu quả của sự cố ở mức độ chấp nhận được.

Các ảnh hưởng của sự gián đoạn hoạt động liên tục đến công ty có thể bao gồm: mất mát về con người, phá hủy tài sản, rắc rối kiện tụng pháp lý, suy giảm khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ, chậm trễ không đáp ứng thời hạn các hợp đồng, dự án. Đây chỉ là một số ví dụ nhỏ về các ảnh hưởng và tổn thất mà công ty, tổ chức có thể gánh chịu.

Không ai có thể dự đoán trước được khi nào sự cố hoặc gián đoạn hoạt động sẽ xảy ra. Điều chắc chắn duy nhất là sự cố này sẽ xảy ra vào một lúc nào đó, đôi khi là lúc không ai ngờ đến nhất.

Ý nghĩa và lợi ích của Hệ thống Quản lý Hoạt động Liên tục (BCMs)

Công ty chỉ có thể chuẩn bị cho các sự cố và gián đoạn này bằng cách xây dựng một hệ thống Quản trị Hoạt động Liên tục (BCMs) hiệu quả và thực sự áp dụng, lồng ghép các quy trình thực thi của hệ thống này vào trong quá trình hoạt động thực tế của công ty. BCM giúp tổ chức đối phó với các sự cố gián đoạn hoạt động có thể ngăn cản tổ chức trong việc đạt được mục tiêu hoạt động của mình.

Việc triển khai BCM không chỉ giúp tổ chức duy trì hoạt động liên tục mà còn bảo vệ các tài sản cốt lõi và đảm bảo sự sẵn sàng của nhân viên trong trường hợp khẩn cấp.

Khi triển khai BCMs, công ty sẽ có thể:

  1. Trên khía cạnh hoạt động (kinh doanh)
    1. Hỗ trợ cho các mục tiêu chiến lược kinh doanh
    2. Tạo ra lợi thế cạnh tranh
    3. Bảo vệ và tăng thêm uy tín và vị thế của công ty/tổ chức
    4. Hỗ trợ cho khả năng phục hồi của công ty
  2. Trên khía cạnh tài chính/lợi nhuận:
    1. Tăng thêm lòng tin của các đối tác vào sự thành công của công ty
    2. Giảm các ảnh hưởng từ sự kiện tổn thất về pháp lý và tài chính
    3. Giảm các chi phí trực tiếp và gián tiếp do sự gián đoạn hoạt động gây ra.
  3. Trên góc nhìn của các bên liên quan (có lợi ích gắn bó với công ty)
    1. Hỗ trợ việc bảo vệ tính mạng, tài sản và môi trường (hoạt động, sinh sống).
    2. Hỗ trợ đạt được các kỳ vọng của các bên liên quan
  4. Trên khía cạnh hoạt động nội bộ công ty:
    1. Tăng cường khả năng duy trì hiệu quả hoạt động trong thời gian xảy ra sự kiện gây gián đoạn.
    2. Thể hiện sự hiệu quả của các biện pháp kiểm soát rủi ro chủ động.
    3. Tăng cường khả năng kháng miễn của công ty trước rủi ro và các sự kiện gây gián đoạn hoạt động.

Lợi ích của việc duy trì một hệ thống quản trị hoạt động liên tục tùy thuộc vào các quy chế, quy định của công ty/tổ chức, các yêu cầu về tổ chức hoạt động, các yêu cầu của ngành, các sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức cung cấp, những hoạt động đang được triển khai, quy mô và cấu trúc tổ chức của công ty và các yêu cầu khác từ các bên liên quan.

Tại VietESG, chúng tôi có Ông Phạm Quốc Hưng

Chuyên gia Quản lý hoạt động liên tục (Business Continuity Professional) – by DRII, đồng thời là Chuyên gia đánh giá cấp trưởng đoàn, ISO 22301 – Hệ thống quản lý hoạt động liên tục – BSI x IRCA. Sẵn sàng cung cấp dịch vụ

  • Tư vấn Xây dựng/Triển khai Hệ thống quản lý hoạt động liên tục BCMs

Chi tiết liên hệ: Ông Phạm Quốc Hưng – Tổng Giám đốc VietESG

Email: Hungquoc@vietesg.com

SĐT: 0969060290

Website: www.vietesg.com

Fanpage:VietESG

 

 

 

You May Also Like

More From Author

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận